Hi88 Lừa Đảo: Trang Chủ
//hi88luadao.com/uploads/phurieng/quochuy.png
Thứ tư - 15/12/2021 10:48178
Các mô hình “Giàn phơi đồ thông minh”, mô hình “Thiết kế chiếu sáng không dây”, mô hình ý tưởng “Giày báo vật cản cho người khiếm thị” của các em học sinh Trường THPT Nguyễn Khuyến và Phú Riềng, Hi88 Lừa Đảo
là một trong những sản phẩm tham gia vòng chung khảo cuộc thi “Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Phước” lần thứ I, năm 2021. Đây là những sản phẩm, mô hình điển hình và có ứng dụng thực tiễn cao trong cuộc sống. “Mô hình giàn phơi đồ thông minh” Hai em Nguyễn Quốc An và Võ Hoàng Sáng, học sinh lớp 11A1, Trường THPT Ngô Quyền, Hi88 Lừa Đảo
là nhóm tác giả của “Mô hình giàn phơi đồ thông minh” tham gia tại vòng chung khảo “Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Phước” lần thứ I, năm 2021. Ý tưởng của mô hình sản phẩm phơi đồ thông minh của các em bắt đầu từ chính thực tiễn của cuộc sống. Theo em Nguyễn Quốc An, ý tưởng được lấy từ những lần mà phơi đồ mà em đi học, còn bố mẹ đi làm mà trời tự nhiên bất chợt vào mùa mưa nên đồ thường ướt hết và không có đồ mặc. Từ đó, An và Sáng đã tạo ra ý tưởng. An cho biết:Từ những kiến thức Vật lý học được trên lớp, em đã tính toán và thay đổi công suất động cơ và nguồn điện để thích hợp nhất. Với lại mô hình này khi đưa vào thực tế thì cũng chỉ cần thay đổi động cơ công suất lớn và nguồn công suất lớn hơn, chi phí tạo nên cũng khá là rẻ phù hợp với hầu hết mọi gia đình”. Từ khi hình thành ý tưởng cùng với sự hỗ trợ của thầy giáo bộ môn Vật lý các em đã dựa trên nguyên tắc cảm biến nước mưa để giải quyết khó khăn trong việc thu dạng quần áo khi không có người ở nhà lúc trời mưa. Sau một thời gian lắp ráp thử nghiệm sản phẩm dàn phân đổ thông minh ra đời với khả năng ứng dụng thực tế cao Võ Hoàng Sáng: Với mô hình này thì em mong muốn là những nhà nào bận rộn hay có con em đi học hoặc nhà không có ai thì khi trời đổ mưa bất chợt không phải giặt đồ lại. Khi phát triển mô hình này, thì lúc đầu thì cũng gặp rất nhiều khó khăn nhưng mà nhờ có thầy cô và bạn bè và cùng chung suy nghĩ nên dễ dàng hơn trong việc lắp đặt tạo ra mô hình. Mô hình thiết kế chiếu sáng không dây Đối với em Nguyễn Nhật Anh, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Nguyễn Khuyến tác giả của mô hình thiết kế chiếu sáng không dây ý tưởng sáng tạo của em bắt nguồn từ mong muốn tái chế lại bóng đèn huỳnh quang đã hư hỏng, góp phần bảo vệ môi trường sống xung quanh. Em dựa vào kiến thức trong sách giáo khoa Vật Lý đã học trên lớp, học hỏi thêm trên mạng internet để ứng dụng và lắp đặt mô hình của mình. Nhật Anh cho biết: Mô hình của em hoạt động dựa trên nguyên lý là sóng điện tử và sự phát sáng của bột huỳnh quang. Nhờ vậy nên không cần dây dẫn lên bóng đèn vẫn có thể sáng được. Qua quá trình làm sản phẩm này thì em cũng học được về kiến thức về mắc mạch cũng như là về điện nhiều hơn một chút Giúp người khiếm thị đi lại dễ dàng hơn Đam mê công nghệ thông tin, khi thấy người khiếm thị gặp khó khăn trong việc di chuyển, Dương Công Tài, lớp 11A3, Trường THPT Phú Riềng đã nảy ra ý tưởng tạo ra một đôi giày có thể tự động báo với chủ nhân thì có vật cản trước mặt. Sản phẩm được hình thành trên cơ sở kết hợp nguyên lý về cảm biến siêu âm tránh vật cản cùng với kiến thức tự học về lập trình trên mạng internet. Tài cho biết: Em mất khoảng thời gian là tầm ba tháng để lên ý tưởng. Em nhận thấy được những người nào cần, xong rồi em bắt đầu nung nấu và xây dựng ý tưởng đó. Khi mà nhà trường thông báo về cuộc thi, em đã quyết tâm cố gắng để hoàn thành sản phẩm này. Sản phẩm này dùng cho đối tượng là người khiếm thị, nó rất là quan trọng giúp cho người khiếm thị đi lại dễ dàng hơn, khi mà người ta không thấy được, có thể ngã bất cứ lúc nào. Em mong muốn ý tưởng này giúp người khiếm thị không nhìn thấy đường nhưng vẫn có thể đi lại được dễ dàng hơn. Các sản phẩm “Giàn phơi đồ thông minh”, “Giày báo vật cản cho người khiếm thị” hay “Thiết bị chiếu sáng không dây” là những mô hình sáng tạo tiêu biểu của học sinh các trường THPT tại Hi88 Lừa Đảo
. Điểm chung của các mô hình này là các em đã dựa trên kiến thức đã học trong nhà trường học hỏi thêm kiến thức trên mạng internet cùng với khả năng sáng tạo của bản thân từ đó thiết kế những sản phẩm của riêng mình. Thầy Hoàng Doãn Cảnh, Bí thư Đoàn trường THPT Nguyễn Khuyến cho biết: Thông qua “Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Phước”, các em học sinh được học hỏi rất nhiều, rút nhất nhiều bài học bổ ích cho mình, được vận dụng kiến thức học ở trên lớp để áp dụng vào thực tiễn. Các em học sinh rất giỏi trong vấn đề là khai thác cái thông tin trên mạng cũng như vận dụng kiến thức đó để áp dụng vào cuộc sống hằng ngày. Những năm qua, phong trào sáng tạo trẻ trong các trường học tại huyện Rhú Riềng đã phát triển mạnh mẽ, các mô hình sáng tạo đạt chất lượng và có tính ứng dụng cao. Anh Bùi Viết Anh, Bí thư Huyện đoàn Phú Riềng cho biết: Trong thời đại của kỷ nguyên 4.0 thì vấn đề kiến thức được các bạn đoàn viên thanh niên cập nhật cũng rất nhanh thông qua những ứng dụng về công nghệ thông tin thì các bạn có thể là qua đó thì các bạn có thể tự cái sức sáng tạo của các bạn sẽ là lớn hơn và nhanh hơn và sẽ là đạt được hiệu quả cao hơn khi mà các bạn đoàn viên nhanh nhạy trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào những sản phẩm của mình vào những cái ý tưởng sáng tạo của mình.
Giàn phơi đồ thông minh
Mô hình Giày báo vật cản cho người khiếm thị
Mô hình thiết kế chiếu sáng không dây Nguồn tin: Vũ Nguyện: