Hi88 Lừa Đảo: Trang Chủ

Điểm tin văn bản mới nổi bật Tuần 50 Năm 2021 ( Từ ngày 13/12 đến ngày 19/12/2021)

Thứ ba - 21/12/2021 10:20 59
  1. Thay đổi chế độ mặc, tư trang của người bị tạm giam
Ngày 14/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 113/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 120/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, trong đó thay đổi chế độ mặc, tư trang của người bị tạm giữ, tạm giam.
Theo đó, chế độ mặc, tư trang của người bị tạm giữ, tạm giam được quy định như sau:
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng quần, áo, chăn, chiếu, màn và các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của cá nhân, nếu thiếu thì cơ sở giam giữ cho mượn theo tiêu chuẩn mỗi người gồm:
+ 01 chiếu;
+ 01 màn cá nhân;
+ 01 đôi dép;
+ 02 bộ quần áo dài;
+ 01 áo ấm mùa đông (các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra và 05 tỉnh Tây Nguyên)
(Trước đây, không giới hạn các tỉnh)
+ 01 chăn (các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra và 05 tỉnh Tây Nguyên dùng chăn bông loại không quá 02 kg, các tỉnh, thành phố còn lại dùng chăn sợi).
(Trước đây, 05 tỉnh Tây Nguyên dùng chăn sợi)
- Người bị tạm giữ được cấp:
+ 01 bàn chải đánh răng;
+ Kem đánh răng không quá 20g;
+ 01 khăn rửa mặt;
+ 0,1 kg xà phòng, 20ml dầu gội đầu (Nội dung mới bổ sung).
Khi người bị tạm giữ chuyển sang tạm giam thì tiếp tục sử dụng bàn chải đánh răng, khăn mặt theo quy định đối với người bị tạm giam.
- Người bị tạm giam được cấp:
+ 01 bàn chải đánh răng;
+ 01 khăn rửa mặt dùng trong 03 tháng (Trước đây dùng trong 04 tháng);
+ Kem đánh răng không quá 100g dùng trong 02 tháng;
+ Mỗi tháng được cấp 0,3 kg xà phòng;
+ Mỗi tháng được cấp 70ml dầu gội đầu (Nội dung mới bổ sung).
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ nếu có nhu cầu được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh của phụ nữ trị giá tương đương 02 kg gạo tẻ/người/tháng.
Nghị định 113/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 14/12/2021.
  1. Chính thức có Bộ Quy tắc ứng xử của nghệ sĩ
Bộ VHTT&DL vừa ban hành Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật kèm theo Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL ngày 13/12/2021.
Theo đó, ban hành Bộ Quy tắc ứng xử của nghệ sĩ nhằm mục đích xác định các chuẩn mực trong hành vi ứng xử, nhằm thống nhất nhận thức, hành động của người hoạt động nghệ thuật, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật và toàn xã hội.
Khuyến khích, phát huy, lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp theo tinh thần “nhân cái đẹp, dẹp cái xấu”, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực.
Góp phần khẳng định vai trò, trách nhiệm của người hoạt động nghệ thuật trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Trong Quy tắc này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Lĩnh vực nghệ thuật gồm nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật và nhiếp ảnh.
- Hành vi ứng xử là những phát ngôn, tác phong, lối sống, sử dụng trang phục của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.
Quy tắc ứng xử của nghệ sĩ đối với công chúng, khán giả
Nghệ sỹ phải tôn trọng, lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp xác đáng của công chúng, khán giả để hoàn thiện bản thân và nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật.
Ứng xử chân thành, đúng mực, thân thiện và xây dựng hình ảnh đẹp của người hoạt động nghệ thuật với công chúng, khán giả.
Không lợi dụng niềm tin, tình cảm của công chúng, khán giả để trục lợi cá nhân dưới mọi hình thức.        
Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày ký ban hành./.
  1. Bộ Tài chính: Kê khai giá mua bán nhà đất theo giá thực tế
Ngày 15/12/2021, Bộ Tài chính ban hành Công văn 14257/BTC-VP về chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản, trong đó yêu cầu kê khai trên hợp đồng công chứng theo giá thực tế mua bán nhà đất.
Theo đó, để chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản; hướng dẫn người dân, doanh nghiệp kê khai đúng giá chuyển nhượng bất động sản, nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước. Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thực trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan:
- Tăng cường phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế để quản lý chặt chẽ thuế đối với các hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản của người dân, doanh nghiệp.
- Yêu cầu các Tổ chức hành nghề công chứng, các cơ quan nhà nước liên quan hướng dẫn người dân, chủ đầu tư dự án bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản kê khai trên hợp đồng công chứng theo giá thực tế mua bán, để làm căn cứ tính thuế theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp chuyển nhượng bất động sản giá kê khai trên hợp đồng thấp hơn giá chuyển nhượng thực tế là hành vi vi phạm pháp luật về thuế, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Thường xuyên vận động và tuyên truyền người dân, doanh nghiệp kê khai trung thực giá chuyển nhượng bất động sản trên hợp đồng mua bán.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng yêu cầu Tổng cục Thuế:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, đặc biệt là nội dung quy định về hành vi trốn thuế và xử lý vi phạm đối với hành vi trốn thuế trong pháp luật hình sự và chính sách thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản để người dân, doanh nghiệp được biết thực hiện.
- Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản của người dân, doanh nghiệp. Chỉ đạo xử lý nghiêm hành vi trốn thuế.
- Chỉ đạo các Cục thuế phối hợp với cơ quan có thẩm quyền ở địa phương để quản lý thuế đối với các hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản nhằm chống thất thu thuế./.
4. Bộ GTVT: Xả trạm thu phí nếu xảy ra ùn tắc dịp Tết 2022
Ngày 15/12/2021, Bộ GTVT ban hành Công điện 32/CĐ-BGTVT về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết 2022. Trong đó, BGTVT yêu cầu xả trạm nếu xảy ra ùn tắc tại trạm thu phí trong dịp Tết.
Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
- Chỉ đạo các Cục Quản lý đường bộ tăng cường công tác kiểm tra, rà soát hệ thống vạch sơn, báo hiệu đường bộ, thiết bị cảnh báo phản quang để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp; khắc phục kịp thời các đoạn đường bị hư hỏng, sạt lở do mưa lũ gây ra.
- Tổ chức giao thông an toàn khi thi công và hoàn thành nâng cấp, sửa chữa, bảo trì các tuyến giao thông trọng điểm xong trước ngày 23/01/2022.
- Chỉ đạo các trạm thu phí đường bộ tổ chức phân luồng giao thông hợp lý, kịp thời xử lý, giải tỏa phương tiện, không để xảy ra ùn tắc tại các trạm thu phí; chủ động xả trạm (mở barie) để giải tỏa phương tiện khi xảy ra ùn tắc kéo dài; có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn.
- Phối hợp chỉ đạo Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo dõi diễn biến của dịch Covid-19 để có các giải pháp phù hợp, tuân thủ quy định phòng chống dịch.
- Bảo đảm an toàn và chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, đáp ứng nhu cầu vận tải tăng cao trong dịp nghỉ Lễ.
- Yêu cầu các đơn vị vận tải tuân thủ quy tắc giao thông, phòng ngừa tai nạn trên đường đèo dốc, tại các đường ngang đường sắt, thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm lái xe vi phạm về nồng độ cồn, ma tuý, chở quá tải trọng, quá số người quy định, tăng giá vé trái quy định.
- Bảo đảm an ninh, trật tự tại cảng hàng không, nhà ga, bến xe và các điểm du lịch, lễ hội lớn.
- Đôn đốc các nhà thầu bảo dưỡng đường bộ thực hiện tốt công tác được giao; chỉ đạo các đơn vị thi công xây dựng trên các tuyến đường đang khai thác có phương án tổ chức giao thông, hoàn trả mặt đường, đảm bảo phương tiện lưu thông an toàn, không để ùn tắc.
- Phối hợp với các Sở Giao thông vận tải để quản lý hoạt động của phương tiện (về tốc độ, hành trình hoạt động, thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày của lái xe thông qua trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình xe ô tô) để xử lý vi phạm theo quy định.
Công điện 32/CĐ-BGTVT ban hành ngày 15/12/2021.

Nguồn tin: Đức Trọng (TH):

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Face PR
Hhỏi
CDS
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập56
  • Hôm nay3,455
  • Tháng hiện tại106,293
  • Tổng lượt truy cập2,967,293
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây