Hi88 Lừa Đảo: Trang Chủ

Điểm tin văn bản mới nổi bật tuần 30 Năm 2022 (Từ ngày 18/7 đến ngày 24/7/2022):

Thứ hai - 25/07/2022 20:27 105
  1. Phấn đấu cải cách tiền lương và chính sách BHXH giai đoạn 2023-2025
Tại Chỉ thị 12/CT-TTg ngày 22/7/2022 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, Thủ tướng yêu cầu phấn đấu cải cách tiền lương và chính sách BHXH trong giai đoạn 03 năm 2023-2025.
Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương phấn đấu thực hiện cải cách tiền lương và chính sách bảo hiểm xã hội cùng với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đầu mối khu vực sự nghiệp công lập theo các Nghị quyết của Trung ương.
Ngoài ra, trong mục tiêu công tác xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và kế hoạch tài chính -ngân sách nhà nước 03 năm 2023 -2025 xác định các nội dung khác như sau:
- Đẩy mạnh thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ phục hồi và phát triển KTXH;
-Tiếp tục cơ cấu lại NSNN, nợ công gắn với phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, góp phần kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và hoàn thành các mục tiêu Kế hoạch tài chính quốc gia, vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Chi tiết tại Chỉ thị 12/CT-TTg ban hành ngày 22/7/2022.
  1. Sử dụng 100% xăng E5 với xe cơ giới giai đoạn 2022 -2023
Sử dụng 100% xăng E5 với xe cơ giới đường bộ giai đoạn 2022 -2023 là nội dung tại Quyết định 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 về việc phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải.
Cụ thể, tại Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải đã đặt ra mục tiêu cho giai đoạn 2022-2023 sẽ mở rộng phối trộn, sử dụng 100% xăng E5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Ngoài ra, trong lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh đối với đường bộ giai đoạn 2022 -2030 còn xây dựng các mục tiêu khác như sau:
- Thúc đẩy sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện;
- Phát triển hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp;
- Khuyến khích các bến xe, trạm dừng nghỉ xây dựng mới và hiện hữu chuyển đổi theo tiêu chí xanh.
Chi tiết tại Quyết định 876/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày ký./.
  1. Khoản chi phòng chống Covid-19 được loại trừ khi xếp loại DNNN
Ngày 18/7/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 87/NQ-CP giải đáp vướng mắc liên quan đến xếp loại đối với các doanh nghiệp nhà nước tham gia đóng góp, ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc khoản 3 Điều 2 Nghị định 87/2015/NĐ-CP thì khi xếp loại sẽ được loại trừ các khoản sau:
- Các khoản chi, đóng góp cho công tác phòng, chống dịch có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Nghị định 44/2021/NĐ-CP .
- Các khoản giảm doanh thu do miễn/giảm giá, phí dịch vụ nhằm hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp trong thời gian dịch bệnh theo chủ trương chung của Chính phủ hoặc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Về nguyên tắc: Các khoản đóng góp, ủng hộ ảnh hưởng tới kết quả hoạt động năm nào thì được loại trừ khi đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm đó.
Nghị quyết 87/NQ-CP có hiệu lực từ ngày ký ban hành, áp dụng đối với việc đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại doanh nghiệp năm 2021 và năm 2022./.
  1. Tránh dùng văn bản trong SGK làm đề thi môn Ngữ văn từ năm học 2022 -2023
Bộ GD&ĐT ban hành Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH ngày 21/7/2022 hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông, theo đó, yêu cầu tránh dùng văn bản đã học trong SGK làm đề kiểm tra, đề thi môn Ngữ văn để đánh giá học sinh.
Cụ thể, Bộ GD&ĐT yêu cầu đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn, trong đó:
- Đối với việc đánh giá kết quả học tập cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học:
+ Tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh;
+ Khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.
- Việc đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn, Bộ GD&ĐT yêu cầu cần đảm bảo nguyên tắc phát huy được những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh.
Đồng thời, đối với việc tăng cường quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy học môn Ngữ văn, Bộ GD&ĐT yêu cầu:
- Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhóm chuyên môn đối với môn Ngữ văn dựa trên nghiên cứu bài học.
- Tăng cường các hoạt động dự giờ để giáo viên có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Tăng cường các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng kế hoạch dạy học môn Ngữ văn thông qua hội nghị, hội thảo, học tập, giao lưu giữa các nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Bộ GD&ĐT yêu cầu các sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc hướng dẫn này từ năm học 2022-2023.
Chi tiết tại Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH ngày 21/7/2022.

Nguồn tin: Đức Trọng (TH):

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Face PR
Hhỏi
CDS
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập47
  • Hôm nay1,916
  • Tháng hiện tại104,754
  • Tổng lượt truy cập2,965,754
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây