Hi88 Lừa Đảo: Trang Chủ
//hi88luadao.com/uploads/phurieng/quochuy.png
Thứ năm - 04/08/2022 22:03153
Ông Nguyễn Mạnh Hồng, nguyên công nhân công tra đồn điền cao su Phú Riềng là một trong 6 đảng viên đầu tiên của Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập vào ngày 28-10-1929. Sau ngày đất nước thống nhất, ông trở về nguyên quán Hà Nội, và trở thành một “nhân chứng sống” của sự kiện lịch sử về sự ra đời của Chi bộ cao su đầu tiên này. Năm 1986, khi đã ngoài 80 tuổi, ông có dịp trở lại thăm đồn điền cao su Phú Riềng, lúc này đã trở thành Công ty cao su Phú Riềng. Dịp ấy, người viết đã có cuộc tiếp xúc và nghe ông kể lại chuyện đấu tranh của công nhân cao su đã làm nên huyền thoại Phú Riềng Đỏ.
Tôi là một người dân thất nghiệp ở Hà Nội, ghi tên đi công tra vào đồn điền cao su Phú Riềng năm 1927. Lúc đó, ở vùng cao su này đúng là một địa ngục trần gian với những tù đày, áp bức, gông cùm, hãm hiếp diễn ra hàng ngày. Phu cao su chúng tôi khi ấy chỉ là một bầy nô lệ, rất đúng như bọn chủ Tây thường nói: “Các bản công tra chỉ là mảnh giấy chúng tao mua nô lệ. Mạng chúng bay chỉ đáng giá 8 xu thôi!”. Công nhân chết ngày một nhiều, lớp do bệnh tật, lớp do kham khổ, lớp do bị đánh đập tàn nhẫn. Cuộc sống quá khổ cực với trăm ngàn áp bức đã khiến chúng tôi sôi sục căm thù. Nhiều người ức chế quá đã thể hiện sự chống đối nhưng chỉ là tự phát, lẻ tẻ nên đã bị bọn chủ dễ dàng đàn áp. Thế là lòng căm thù cứ như ngọn lửa cháy âm ỉ trong lòng, chỉ chờ cơ hội là bùng lên. Đầu năm 1928, Xứ ủy Nam kỳ cử một cán bộ là ông Nguyễn Xuân Cừ về tổ chức công nhân chúng tôi chống bọn chủ Tây. Tôi đã được ông giác ngộ và đề nghị về trên kết nạp vào Đảng. Tháng 10-1929, đồng chí Ngô Gia Tự, Ủy viên Ban chấp hành trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng đã chỉ đạo đồng chí Nguyễn Xuân Cừ thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở đồn điền cao su Phú Riềng, nhằm làm nòng cốt cho phong trào công nhân vùng lên chống Pháp. Đêm 28-10-1929, bên bờ một con suối nhỏ trong khu rừng ở sau lưng làng 3 đồn điền Phú Riềng, Chi bộ đầu tiên trong các đồn điền cao su đã được thành lập. Lúc ấy, Chi bộ có 6 đảng viên, do đồng chí Nguyễn Xuân Cừ làm bí thư và các đồng chí Trần Tử Bình, Tạ, Hòa, Doanh và tôi, Nguyễn Mạnh Hồng. Từ đó, phong trào đấu tranh của công nhân cao su đã được tổ chức chặt chẽ, có mục tiêu và phương pháp đấu tranh đúng đắn chống áp bức, đòi quyền lợi thiết thực cho công nhân. Chúng tôi đã cải tổ lại Nghiệp đoàn công nhân (thành lập tháng 6-1928), thành Nghiệp đoàn Công hội đỏ, do tôi làm Thư ký. Đầu năm 1930, Chi bộ chúng tôi được Xứ ủy Nam kỳ chỉ thị tổ chức một cuộc đấu tranh lớn để buộc bọn chủ Pháp phải thực hiện đúng các điều kiện đã ghi trong bản hợp đồng mà chúng đã rêu rao khi mộ công nhân. Chi bộ do đồng chí Trần Tử Bình trực tiếp lãnh đạo, bí mật tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng chuẩn bị đấu tranh, kể cả trong công nhân cao su lẫn đồng bào dân tộc và người dân trong vùng. Ngày 30-1-1930 tức mùng một tết năm Canh Ngọ, cuộc đấu tranh chính thức nổ ra. Gần 5.000 công nhân ở các làng 1, 2, 3, 4, 9 đồng loạt bãi công, kéo đến tập trung biểu tình ở bàn giấy tên chủ Nhất… Bọn lính Pháp dưới quyền ỷ có súng hù dọa chúng tôi. Nhưng tinh thần quần chúng lúc đó đang sôi sục, lại đoàn kết được đông đến hàng ngàn người nên không ai sợ hãi.Tôi là Đội trưởng Xích vệ đội liền điều động anh em tiến lên cùng dáo mác, gậy gộc, khí thế tiến công như nước vỡ bờ. Bọn lính có súng mà không dám bắn, bởi nếu có sát thương được một vài người trong chúng tôi thì chúng cũng sẽ bị tiêu diệt. Thế mới biết sự đoàn kết một lòng có giá trị đến nhường nào. Chúng tôi chớp thời cơ cướp được 10 khẩu súng của giặc. Thấy vậy, bọn chủ Tây hoảng sợ, kéo nhau chạy hết về Sài Gòn. Ngày hôm đó quả là một ngày hội lớn của công nhân cao su Phú Riềng. Chúng tôi chiếm luôn đồn điền, treo cờ đỏ búa liềm tung bay rực rỡ. Chi bộ phá kho lương thực của giặc, phân phối cho công nhân. Chúng tôi giết 7 con bò của bọn Pháp ăn mừng chiến thắng. Công nhân tin tưởng, đoàn kết chung quanh Chi bộ, không cãi nhau, không đánh nhau, không uống một hớp rượu nào dù đã chiếm được kho rượu của giặc. Chúng tôi vác cờ đỏ búa liềm tuần hành qua khắp các làng với lòng phấn khởi cao độ. Quần chúng nhân dân vui sướng vô cùng khi được tận mắt chứng kiến lá cờ đỏ hồng của Đảng phần phật tung bay trên khắp một vùng cao su. Từ đó mà ba từ “Phú Riềng Đỏ” đã trở thành bất tử! Chúng tôi chiếm lĩnh đồn điền từ ngày 30-1-1930 đến ngày 6-2 thì bọn Pháp trở lại với hàng chục xe cam nhông chở đầy lính đến bao vây chúng tôi. Chúng tôi truyền đạt cho anh chị em công nhân đang căm thù ngất trời phải khôn khéo đấu tranh với chúng. Vì những lợi nhuận kếch xù thu được từ bàn tay cạo mủ của công nhân, bọn chúng sẽ không dám thẳng tay đàn áp. Tên sĩ quan chỉ huy bọn lính Pháp quát: – Tại sao chúng mày dám làm giặc, cướp súng? Chúng tôi đáp: – Chính các ông mới là giặc. Tên chỉ huy hùng hổ: – Mày dám nói thế à? Mày muốn gì? – Chúng tôi muốn các ông phải thực hiện đúng bản hợp đồng đã ký! Tên chỉ huy chẳng nói chẳng rằng, điều động quân lính đến bắt 24 người đứng đầu hàng biểu tình. Lập tức hàng ngàn công nhân nhảy ào lên xe cướp lại. Trước tinh thần đấu tranh dũng cảm của công nhân, bọn Pháp buộc phải nhượng bộ. Chúng nói, có nguyện vọng gì thì gởi đơn cho ông Lớn chứ không nên làm reo bãi công rồi phá phách như vậy. Chúng tôi nói đã gởi cho ông Lớn hàng ngàn lá đơn rồi mà không được giải quyết, có lẽ ông ta đã vứt vào sọt rác cả rồi. Bọn Pháp đuối lý đành kéo về. Sau đó tên chủ Tây Soumagnac đã buộc phải ký vào biên bản chấp thuận các yêu sách của chúng tôi. Cuộc đấu tranh của chúng tôi bước đầu đã gặt hái được thắng lợi. Nhưng bọn tư bản thực dân với bản chất cực kỳ phản động tất nhiên không thể nào chịu nhường bước. Thắng lợi của chúng tôi mới chỉ là bước đầu trong cuộc đấu tranh trường kỳ gian khổ. Và thắng lợi này với lá cờ Đảng tung bay trên đất Phú Riềng không bao giờ phai mờ trong ký ức chúng tôi. Nguồn tin: TH