Hi88 Lừa Đảo: Trang Chủ

Điểm tin văn bản nổi bật tuần 07/2023. ( Từ ngày 06/2 đến ngày 12/2/2023).

Thứ ba - 14/02/2023 21:40 189
  1. Các trường hợp xử lý dữ liệu cá nhân mà không cần sự đồng ý của chủ dữ liệu
Ngày 07/02/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 13/NQ-CP thông qua hồ sơ xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Trong đó, Chính phủ đồng ý quy định dữ liệu cá nhân được xử lý không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong trường hợp sau:
- Để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chủ thể dữ liệu hoặc người khác trong tình huống khẩn cấp.
Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba có trách nhiệm chứng minh trường hợp này;
- Việc công khai dữ liệu cá nhân theo quy định của luật;
- Việc xử lý dữ liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của luật;
- Để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của chủ thể dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của luật;
- Phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước đã được quy định theo luật chuyên ngành.
Nghị quyết 13/NQ-CP có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.
  1. Tăng cường quản lý thu thuế với dịch vụ ăn uống ứng dụng công nghệ số
Nội dung đề cập tại Nghị quyết 10/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2023 trực tuyến với địa phương.
Theo đó, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện Chỉ thị của Thủ tướng về đẩy mạnh kết nối chia sẻ dữ liệu để phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, đảm bảo an ninh tiền tệ theo chỉ đạo tại Thông báo 330 /TB-VPCP ngày 18/10/2022:
Để khai thác hiệu quả hơn các dư địa thu ngân sách nhà nước trên cơ sở đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối, chia sẻ dữ liệu trong công tác quản lý thu đối với hoạt động thương mại điện tử, trình Thủ tướng trong tháng 3/2023.
Tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với một số ngành nghề, lĩnh vực đặc thù, nhất là dịch vụ ăn uống, trên cơ sở ứng dụng công nghệ số và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.
Triệt để cắt giảm các khoản chi thường xuyên, các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách như đi công tác, khánh tiết, hội thảo, hội nghị...
Ngoài ra, yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 31/2022/NĐ-CP trong tháng 02/2023 để tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2% qua hệ thống các ngân hàng thương mại;…
Chi tiết tại Nghị quyết 10/NQ-CP./.
  1. Đến 2025 giảm ít nhất 20% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với 2020
Ngày 10/02/2023, Thủ tướng ban hành Quyết định 73/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, mục tiêu phát triển cụ thể cho từng giai đoạn đã được đặt ra như sau:
Đến năm 2025: Giảm ít nhất 20% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với năm 2020, trong đó:
Giảm khoảng 40% trường trung cấp công lập;
Nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên khoảng 45%.
Đến năm 2030: Giảm ít nhất 30% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với năm 2020, trong đó:
Giảm khoảng 50% trường trung cấp công lập;
Nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên khoảng 50%.
Quyết định Quyết định 73/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.
  1. Nội dung chi bảo đảm cho công tác hệ thống hóa văn bản QPPL
Đây là nội dung tại Thông tư 09/2023/TT-BTC ngày 08/02/2023 quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí NSNN bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL.
Theo đó, nội dung chi bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL bao gồm:
- Chi tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm để trao đổi nghiệp vụ kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản.
- Chi công tác phí cho các đoàn công tác thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn, ngành, lĩnh vực; kiểm tra tình hình thực hiện công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản.
- Chi báo cáo (bao gồm cả báo cáo tổng hợp và báo cáo của từng bộ, ngành, tổ chức, cơ quan nhà nước khác ở trung ương, địa phương, đơn vị).
- Chi chỉnh lý các loại dự thảo báo cáo (trừ báo cáo đánh giá về văn bản trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp).
(Thông tư liên tịch 158/2007/TTLT-BTC-BTP chưa bao gồm nội dung chi này).
- Chi công bố kết quả xử lý văn bản trái pháp luật, kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Các nội dung chi khác như chi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản cho cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản và đội ngũ cộng tác viên…
Thông tư 09/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/4/2023 và thay thế Thông tư liên tịch 158/2007/TTLT-BTC-BTP ngày 28/12/2007.
  1. Tỷ lệ học sinh bán trú của trường phổ thông dân tộc bán trú từ 18/3/2023
Ngày 06/02/2023 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú.
Theo đó, tỷ lệ học sinh bán trú của trường phổ thông dân tộc bán trú theo quy định mới như sau:
- Đối với trường PTDTBT tiểu học: Có ít nhất 20% học sinh bán trú;
- Đối với trường PTDTBT trung học cơ sở: Có ít nhất 45% học sinh bán trú;
- Đối với trường PTDTBT tiểu học và trung học cơ sở: Có ít nhất 32,5% học sinh bán trú hoặc có ít nhất 20% học sinh tiểu học bán trú và 45% học sinh trung học cơ sở bán trú.
Ngoài ra học sinh được học trường phổ thông dân tộc bán trú và học sinh bán trú phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Điều kiện học sinh được học trường phổ thông dân tộc bán trú: Học sinh trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở thuộc địa bàn tuyển sinh của nhà trường theo quy định của cấp có thẩm quyền.
- Học sinh bán trú: Học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ được cấp có thẩm quyền xét duyệt theo quy định của Chính phủ, do không thể tự đi đến trường hoặc điểm trường và trở về nhà trong ngày.
Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 18/3/2023 và thay thế Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT , Thông tư 30/2015/TT-BGDĐT./.

Nguồn tin: Đức Trọng (TH):

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Face PR
Hhỏi
CDS
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay2,251
  • Tháng hiện tại105,089
  • Tổng lượt truy cập2,966,089
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây